Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bộ Công thương hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia mạng lưới nhà bán lẻ ngoại

Phóng viên - 05/11/2018 | 11:25 (GTM + 7)

VOVGT - Bộ Công Thương hiện đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng lưới phân phối nước ngoài.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Việt Nam là thị trường bán lẻ đang có tiềm năng phát triển rất lớn. Minh chứng là trong khoảng chục năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm và đầu tư vào thị trường phân phối tại nước ta.

Trước thực tế này, Bộ Công Thương hiện đang đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các nhà bán lẻ nước ngoài, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng lưới phân phối nước ngoài.

Người dân mua sắm tại siêu thị Big C. Ảnh: Dân trí

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện chiếm khoảng 17% thị phần bán lẻ qua Trung tâm thương mại, siêu thị và 70% thị phần bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi.

Từ đầu những năm 2000, thị trường phân phối tại Việt Nam bắt đầu được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Có thể kể đến các nhà đầu tư Thái Lan gồm các hệ thống siêu thị của Central Group hay chuỗi cửa hàng tiện lợi của B’s mart, và Nhật Bản với Aeon Mall, trung tâm thương mại Saigon Centre, hệ thống cửa hàng tiện ích như Family Mart, hệ thống 7-Eleven; Hàn Quốc thì gắn liền với tên tuổi của Lotte, Emart, SG25….

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc giới thiệu hàng hóa vào hệ thống phân phối nước ngoài tại thị trường nội địa là kênh xúc tiến, tiếp thị quan trọng để thúc đẩy hàng Việt ra thị trường nước ngoài. Chính vì thế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa các sản phẩm của mình vào các kênh phân phối hiện đại của nước ngoài như Aeon, Big C….

Tuy nhiên, có một thực tế là các doanh nghiệp Việt có nhu cầu tham gia vào các kênh phân phối này chủ yếu là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Trong khi muốn đáp ứng được các quy định nghiêm ngặt của họ về chất lượng, mẫu mã hay các yêu cầu về độ an toàn của sản phẩm…. thì đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư lớn.

Trước thực trạng này, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai trong thời gian gần đây. Theo đó, Bộ Công Thương đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt với các nhà bán lẻ nước ngoài, trong đó phối hợp với các Tập đoàn phân phối nước ngoài, gồm: Central Group, AEON, Auchan... triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết:

“Để hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, Bộ Công thương cũng đã dựa vào Đề án Đưa hàng Việt Nam trực tiếp vào hệ thống phân phối của nước ngoài thông qua các hệ thống FDI về bán lẻ hiện diện tại Việt Nam. Bộ Công thương cũng tổ chức khóa tập huấn cho các nhà cung ứng thực phẩm Việt Nam đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối hiện đại của FDI. Và một trong những nội dung tập huấn là tập huấn về các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm cung ứng vào hệ thống FDI tại Việt Nam”.

Được biết, riêng tại Tp.HCM, từ đầu năm đến nay, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố (ITPC) đã hỗ trợ hơn 30 doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị AEON Việt Nam. Từ nay đến cuối năm, cơ quan này tiếp tục kết nối doanh nghiệp với Tập đoàn Central Group.

Tính hết quý I/2018, trong hệ thống 33 siêu thị của BigC trên toàn quốc đều có tỉ lệ trên 90% hàng Việt, hệ thống Aeon Nhật Bản đã có trên 80% là hàng Việt, nhất là đối với nhóm hàng nông sản thực phẩm.

Chính sách hàng hóa của Aeon tại thị trường Việt Nam là dành 80% cho hàng Việt

Tuy nhiên, khi hàng hóa đã có cơ hội vào được kênh siêu thị nước ngoài, thì các doanh nghiệp Việt cũng cần hết sức lưu ý không ngừng nâng cao, cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của phía các nhà bán lẻ ngoại đồng thời thu hút được người tiêu dùng lựa chọn.

Theo ông Paul Lee, Phó Chủ tịch Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Xúc tiến Thương mại Công ty Central Group Việt Nam, hiện nay các mặt hàng của Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng chưa có sự đầu tư kỹ càng về mẫu mã bao bì nên chưa gây được sự chú ý với khách hàng. Vì thế, trong các hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp phát triển thị trường, Big C đã triển khai chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để giúp họ tìm hiểu về kênh thương mại hiện đại, khuyến khích và mở rộng thị trường kinh doanh.

Có thể thấy, việc bán hàng cho các siêu thị lớn là một cách quảng bá thương hiệu rất hiệu quả mà các doanh nghiệp Việt cần nắm bắt để tiến tới mở rộng thị trường. Những yêu cầu khắt khe về chất lượng, bao bì, mẫu mã, an toàn... của các nhà bán lẻ ngoại đối với hàng Việt chính là thách thức nhưng cũng là động lực để các doanh nghiệp Việt vươn lên khẳng định thương hiệu tại thị trường nội địa và thế giới.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ, kết nối của cơ quan quản lý nhà nước với các mạng lưới phân phối nước ngoài là hướng đi cần thiết và kịp thời giúp các doanh nghiệp Việt tự tin hơn trong môi trường cạnh tranh mới.

Tags:
Ý kiến của bạn
Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần với diễn biến phân hóa. Đóng cửa, có 16 mặt hàng tăng giá và 15 mặt hàng giảm giá. Đà tăng đến từ nhóm nông sản với toàn bộ 7 mặt hàng chốt ngày trong sắc xanh

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Cần nghĩ đến quyền lợi nhà đầu tư, mở rộng đối tượng vay gói 125.000 tỷ

Ngoài đề nghị gỡ nút thắt về việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, đáng chú ý Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM còn đề xuất tăng lợi nhuận định mức từ 10% lên 15% với doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Phiên đấu thầu vàng đầu tiên: 80% vàng đấu thầu bị “ế”

Sau khi hủy lịch đấu thầu ngày hôm qua, 10 giờ sáng nay (23/4), NHNN đã chính thức tiến hành đấu thầu vàng miếng đầu tiên trong năm 2024, sau 11 năm dừng hoạt động này. Kết thúc phiên đấu thầu, đã có 2 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng 34 lô vàng miếng.

// //