Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Du xuân trên hồ Ba Bể

Phóng viên - 16/02/2019 | 8:43 (GTM + 7)

VOVGT - Hội Xuân Ba Bể thu hút hàng ngàn du khách muôn nơi tới để hòa mình vào văn hóa độc đáo của các dân tộc Tày, Nùng, Dao và H’mông.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

(Bài của tác giả Hân Vũ đăng trên Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam)

Hội Xuân Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) nguyên là hội Lồng Tồng của người Tày ở khu vực ven hồ, diễn ra trong 2 ngày 9 và 10 tháng Giêng hằng năm. Hội Xuân Ba Bể thu hút hàng ngàn du khách muôn nơi tới để hòa mình vào văn hóa độc đáo của các dân tộc Tày, Nùng, Dao và H’mông.

Rảo bước trên con đường núi uốn lượn xung quanh Hồ Ba Bể, điệu ca “Nàng Ới” khe khẽ trên môi cô gái trẻ phía trước như thôi thúc tôi bước thật nhanh từ bản Pác Ngòi về khu vực tổ chức Hội Xuân Ba Bể.

Du xuân trên Hồ Ba Bể

Từ tờ mờ sáng, con đường nhỏ qua bản Pác Ngòi đã rộn rã tiếng trai gái gọi nhau đi hội, tiếng sáo, tiếng khèn, tiếng kính tẩu nối nhau về phía bãi đất trống bên hồ. Mặt trời vừa ló qua đỉnh núi, đứng trên triền dốc nhìn xuống thấy rõ một thân tre cao hơn hai mươi mét được dựng lên chính giữa khoảng đất rộng, phần ngọn tre được gắn một hình tròn bằng chiếc mâm thau, dán giấy hồng.

Hàng trăm nam nữ thanh niên cùng thi nhau ném những quả còn qua vòng tròn trên ngọn tre cong vút trong tiếng reo hò cổ vũ của những người đứng xung quanh...

Hội Xuân Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) nguyên là hội Lồng Tồng của người Tày ở khu vực ven hồ, diễn ra trong 2 ngày 9 và 10 tháng Giêng hằng năm, tại khu đất rộng ven hồ với rất nhiều trò chơi dân gian độc đáo và chương tình giao lưu văn nghệ giữa các xã trong huyện, các chương trình thi đấu thể thao, thi bắn nỏ, tung còn, hội chọi bò... Đặc biệt, hội chợ Xuân là dịp để nhân dân các xã quanh khu vực hồ Ba Bể mang đến trưng bày, giới thiệu và bán sản vật của từng địa phương cho khách về vui hội.

Hội Xuân Ba Bể hằng năm thu hút không chỉ người dân địa phương mà còn có hàng ngàn du khách muôn nơi tới tham gia bởi không gian văn hóa truyền thống độc đáo, đa dạng sắc màu các dân tộc Tày, Nùng, Dao, H’mông sinh sống xung quanh vùng hồ Ba Bể. Hơn thế, lễ hội là dịp duy nhất trong năm mà người dân và du khách có cơ hội thưởng lãm, tham gia đua thuyền độc mộc trên hồ vào 2 buổi chiều vô cùng đặc sắc.

Thuyền độc mộc được đục từ thân cây dài 7 - 8m với chiều ngang chỉ chừng nửa mét, rất tròng trành trên mặt nước. Những đôi chèo tham gia đua vừa phải khéo léo chèo lái, lại phải giữ cho nước khỏi tràn vào theo mỗi nhịp chèo nghiêng. Cũng chính bởi đua thuyền độc mộc khó và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm điều khiển thuyền như vậy nên các đôi chèo phải phối hợp cực nhịp nhàng, ăn ý mới mong giành phần thắng.

Điều đặc biệt tại hội đua thuyền chính là ở phần cứu hộ. Lễ hội đua thuyền tổ chức vào mùa Xuân, khi thời tiết khá lạnh và nước hồ tê buốt, rất nguy hiểm nếu như thuyền bị lật, các đôi chèo bị ngâm lâu trong nước. Bởi vậy, nhiều trường hợp các thuyền tự ý bỏ đua để cứu hộ những đôi chèo không may bị lật thuyền.

Nhiều khi, sau một pha cứu hộ, thuyền đang dẫn đầu lại trở thành thuyền về cuối. Cũng bởi vậy mà hội đua thuyền dù có cạnh tranh rất mạnh mẽ nhưng lại mang ý nghĩa văn hóa, nhân văn nhiều hơn là thi đấu. Sau khi kết thúc cuộc đua chỉ chừng mươi phút, các tay chèo dù thắng hay thua đều tươi cười bên ly rượu. Với họ, được đua thuyền, được vui hội mới chính là giải thưởng ý nghĩa nhất trong ngày Xuân mới.

Hội Xuân Ba Bể

Ráng chiều xuống thấp trên hồ Ba Bể, sau khi kết thúc hội đua thuyền, tôi như kẻ lãng du mải mê giữa không gian bảng lảng, phảng phất hơi sương trên chiếc thuyền độc mộc nhẹ trôi trên mặt hồ xanh biếc. Cô gái Tày vừa khẽ tay chèo đưa khách tham quan, vừa ngân nga câu hát Lượn Nàng Ới, như hát giao duyên của người Kinh dưới xuôi.

Cô gái chèo thuyền tên Triệu Thị Hà là con của một nghệ nhân hát Nàng Ới hiếm hoi còn lại ở bản Pác Ngòi. Bài hát mà cô vừa ngâm nga có ý nghĩa rằng, khi người con gái đi thuyền trên hồ lúc sang Xuân, thấy con chim bách điểu bay qua rừng tìm chỗ đậu trên cành cao đợi bạn, thấy con họa mi vào bản đậu bên cửa sổ cất tiếng hót, cô gái mới hát hỏi con chim xin cùng Lượn có được không…

Triệu Thị Hà cho biết, Lượn có bốn làn điệu chính, gồm: Lượn Phong Slư Bắc Cạn, Phong SLư Cao Bằng, Nàng Ới và lượn Cọi. Hát Lượn khó học vì khi hát chỉ có vần điệu mà không cần nhạc, lời hát phải ứng tác nhiều nên người hát phải có năng khiếu và yêu thích thì mới học. Hiện nay ở bản Pác Ngòi chỉ còn mẹ của cô là thuộc nhiều làn điệu, nhiều lời bài hát. Chị Hà cũng chỉ học được một số bài nhưng cô cũng ít khi hát, vì giờ thanh niên không còn mấy người muốn nghe hát lượn nữa.

Ngày hội văn hóa đặc sắc lớn nhất trong năm của người dân khu vực Hồ Ba Bể.

Đua thuyền độc mộc, chọi bò hay tung còn... là những nét hấp dẫn riêng đặc sắc của Hội Xuân Ba Bể. Tuy nhiên, việc gìn giữ, bảo tồn và duy trì những trò chơi, những môn thi và đặc biệt là những làn điệu dân ca đang là vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý. Bên cạnh làn điệu then đang được nhiều địa phương, ban ngành quan tâm, các cuộc thi hát, trò chơi dân gian khác cũng bị mai một nhiều. Thanh niên, người trẻ giờ không còn muốn học hát then, hát lượn. Trò chơi của người dân tộc thiểu số thì dần bị thay bằng những trò chơi khác hấp dẫn giới trẻ hơn.

Du Xuân trên hồ Ba Bể giờ đây cũng ít gặp những chiếc thuyền độc mộc, thay vào đó là thuyền tôn, thuyền máy với những âm thanh ồn ào, khô đục. Lại càng khó gặp chàng trai cô gái áo chàm chèo thuyền trên lòng hồ, trao nhau câu hát lượn giao duyên. Chạnh lòng nghĩ về hát lượn và nguy cơ biến mất một di sản văn hóa quý giá của dân tộc Tày, đến sự ra đi của những bóng thuyền độc mộc trên sóng hồ Ba Bể.

Khi đi du lịch hồ Ba Bể, các bạn có thể ghé qua các điểm tham quan sau: Đi thuyền thăm 3 hồ thông nhau là: Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng; thăm đảo Bà Góa; động Puông; động Hua Mạ; thác Đầu Đẳng; ao Tiên; thác Roọm, Đi chơi chợ phiên Nam Cường, Quảng Khê... Điểm độc đáo nhất khi tham quan hồ Ba Bể là được dạo quanh hồ bằng thuyền độc mộc, do những người phụ nữ Tày mặc áo chàm điều khiển. Đây là một biểu tượng của hồ Ba Bể và của Bắc Cạn.

Đầu xuân năm mới, cầu an, cầu tài lộc nên đến đâu?

Theo phong tục truyền thống, với mong ước cầu an, cầu tài lộc, các gia đình thường du xuân đến các chùa chiền cổ. Muốn cầu an thì nên đến chùa Dâu Bắc Ninh, Chùa Trấn Quốc, Chùa Hương Hà Nội, Chùa Yên Tử Quảng Ninh. Đó là những ngôi chùa có điển tích và lâu đời. Muốn giải hạn sao thì đến Đền Quán Thánh, Hà Nội. Muốn cầu tài cầu lộc thì về Hoàng Thành Thăng Long, hay lên đỉnh núi Ba Vì nơi Thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên và Thánh Tản Viên. Hoặc đến những nơi thờ các vị Vua của Việt Nam ở khắp các tỉnh thành mà kính lễ.

Chùa Dâu ở Bắc Ninh

Điểm đến đầu tiên mà nhiều người hay ghé tới để cầu an là chùa Dâu ở Bắc Ninh. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất ở Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, do đã được xây dựng lại. Chùa Dâu nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam.

Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: Chùa Dâu thời Pháp Vân “mây pháp”, chùa Đậu thờ Pháp Vũ, “mưa pháp”, chùa Tướng thờ Pháp Lôi “sấm pháp”, chùa Dàn thờ Pháp Điện “chớp pháp” và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần. Đây là địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng ở miền Bắc.

Thật thiếu sót nếu không nhắc tới chùa Hương. Hội chùa Hương diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Ngoài cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, lý do khiến chùa Hương trở thành điểm hành hương nổi tiếng ở Việt Nam bởi theo tương truyền, đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tu hành.

Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật. Dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.

Đền Quán Thánh, Hà Nội

Nhiều người cho rằng muốn giải hạn sao thì nên đến Đền Quán Thánh, Hà Nội. Nằm ở Hồ Tây trong một khuôn viên xinh đẹp rộng lớn, đền Quán Thánh là một trong "Thăng Long Tứ Trấn" của Thăng Long xưa. Ngôi đền này có hai tên gọi khác nhau: đền Quán Thánh hoặc Trấn Vũ quán. Trấn Vũ quán được xây dựng vào thời kì Đạo giáo hưng thịnh ở Việt Nam, từ khi Đạo giáo suy thoái mới đổi tên thành đền Quán Thánh như ngày nay. Đây được coi là một trong số ít những nơi còn thờ Đạo giáo ở nước ta, vẫn giữ được những đặc điểm, bản chất Đạo giáo.

Nghe toàn bộ chương trình tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

// //