Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đà Nẵng mở đường cho dân xuống biển

Phóng viên - 19/04/2019 | 15:50 (GTM + 7)

Hàng chục năm nay, hàng loạt các dự án nghỉ dưỡng, resort, khách sạn ken dày, bít kín đường ra biển của du khách và người dân...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Lối xuống biển ở cuối đường Hồ Xuân Hương, quận Ngũ Hành Sơn vừa hoàn thành

Cuối tháng 3 vừa qua, lối xuống biển ở cuối đường Hồ Xuân Hương, quận Ngũ Hành Sơn hoàn thành đưa vào sử dụng. Nhiều người cho rằng, chính quyền đã thực hiện đúng lời hứa với dân.

Ông Nguyễn Thành Nam, ở phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn bộc lộ niềm vui: "Dân ở đây rất vui mừng. Con đường rất đẹp. Du khách đến có con đường đẹp xuống bãi tắm rất sạch. Bây giờ, bãi tắm Bắc Mỹ An trở về lại với vị trí của nó".

Việc khai thông lối xuống biển được người dân ủng hộ

Mới đây, UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt chủ trương đầu tư điều chỉnh dự án mở rộng lối xuống biển khu vực giữa khách sạn Furama và quần thể đô thị du lịch Ariyana với tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng. Nội dung điều chỉnh dự án bao gồm: mở rộng lối đi bộ, khu để xe, quảng trường biển với ghế đá, cây xanh cảnh quan, đèn trang trí, hệ thống rửa chân… kết nối con đường đi xe đạp và đi bộ ven biển; bổ sung, lắp đặt thiết bị tập thể dục dọc lối xuống biển…

Thành phố Đà Nẵng giao các đơn vị phối hợp với UBND quận Ngũ Hành Sơn, Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng quản lý khai thác các lối xuống biển đảm bảo an ninh, an toàn.

Ông Nguyễn Hòa, Phó Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn cho biết: "Chúng tôi truyên truyền bà con nhân dân nghiêm túc thực hiện quy chế. Chúng ta giữ an toàn, giữa nhân dân và du khách thập phương đến bãi biển, tạo sự ôn hòa, đảm bảo trật tự".

Lối xuống biển khu vực giữa khách sạn Furama và quần thể đô thị du lịch Ariyana 

Trước đây, hàng ngàn hecta đất ven biển được chính quyền thành phố Đà Nẵng cấp, giao cho các doanh nghiệp xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng du lịch. Hầu hết các dự án đều bít kín lối xuống biển. Nhiều dự án bỏ hoang lãng phí cũng rào kín bờ biển khiến người dân bức xúc.

Trước những phản ứng gay gắt của người dân, năm 2018, thành phố Đà Nẵng khai thông các lối xuống biển phục vụ cộng đồng. Ngoài 2 lối xuống biển đã hoàn thành, năm nay, thành phố Đà Nẵng tiếp tục mở thêm 3 lối xuống biển khác. Đó là: lối xuống biển phía Nam dự án Future Property Invest; lối xuống biển phía Bắc thuộc dự án khu du lịch biển The Song Đà Nẵng và lối xuống biển phía Nam dự án khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt.

Các lối xuống biển sẽ được đầu tư nhiều hạng mục phục vụ cộng đồng
Thành phố Đà Nẵng sẽ hoàn thành 5 lối xuống biển trong năm 2019

Theo ông Thái Ngọc Trung, Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thì chủ trương này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân: "Hiện nay, các sở, ngành đang phối hợp với nhau làm việc với các nhà đầu tư để thu hồi quy mô rất lớn, từ 1 ha đến 10 ha một dự án".

Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định, lãnh đạo thành phố giữ lời hứa với dân, quan tâm đến quyền lợi của người dân trên cơ sở đảm bảo hài hòa mối quan hệ phát triển kinh tế gắn với lợi ích cộng đồng.

"Trong quá trình phát triển, rất nhiều người dân phải hy sinh nhường đất cho doanh nghiệp. Khi cộng đồng, nhân dân cần thì doanh nghiệp phải chia sẻ. Chúng ta lấy lại đất để phục vụ mục đích công cộng. Việc này liên quan đến các chỉ số của thành phố nhưng chúng ta phải chon lựa. Tôi tin rằng, qua sự chọn lựa đó, phát triển của thành phố sẽ bền vững và sẽ tốt hơn".

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //