Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mướt xanh đảo dừa Nam Yết

Phóng viên - 19/04/2019 | 16:06 (GTM + 7)

Khởi hành đi Trường Sa, chúng tôi mang theo nhiều lời nhắn nhủ về việc hái quả bàng vuông đặc trưng của quần đảo Trường Sa, nhưng quả thật, đến với đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa, ấn tượng với tôi lại là những hàng dừa mát mắt với những công dụng di

Trên đảo Nam Yết, nhiều hàng dừa được trồng thẳng tắp

Chiếc cano cao tốc đưa chúng tôi từ tàu Hải quân lướt nhẹ trên mặt biển xanh biếc, với những con sóng hiền hòa, cập cầu tàu ở đảo Nam Yết, thuộc quần đảo Trường Sa. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân lên đảo là những hàng cây được trồng thẳng tắp hai bên lối đi.

Ngoài những cây đặc trưng như phong ba, bàng vuông, thứ cây được trồng nhiều nhất đảo là dừa, nên Nam Yết còn được gọi là “đảo dừa giữa biển Đông”.

Theo đại úy Hoàng Cao Cường, trợ lý tham mưu đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa, sức sống của cây dừa giống như tinh thần của các cán bộ, chiến sĩ trên hòn đảo tiền tiêu này. Mặc dù hàng năm có rất nhiều cơn bão lớn hoành hành trên biển Đông và quét ngang qua đảo, nhưng với sự dẻo dai của mình, hàng dừa trên đảo Na Yết vẫn trụ vững phát triển xanh tốt.

Cây dừa có được trồng ở khắp nơi trên đảo, khiến đảo Nam Yết phủ một màu xanh mát mắt

Không những thế, với sự vượt trội về chiều cao, tán rộng, hàng trăm cây dừa xung quanh đảo còn như một phên giậu chở che cho những vườn rau xanh cũng như nhiều loại cây ăn quả khác được cán bộ chiến sĩ dày công chăm bón không bị tác động trực tiếp của hơi muối và bão gió khắc nghiệt từ ngoài khơi xa. Những quả đu đủ nhỏ xinh đã nảy mầm, sinh sôi, có cây đã cho ra quả, như một sự báo đáp của thiên nhiên đối với nỗ lực của con người nơi biển cả.

Và như để “đền đáp” sự che chắn của cây dừa, dù nước ngọt luôn thiếu thốn, nhưng những cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết đều ý thức việc chăm bón cho cây. Nước sạch sau khi tắm rửa, sinh hoạt được thu gom lại để tưới, chăm bón cho cây hàng ngày. Nói như trung tá Nguyễn Văn Khương, Chính trị viên đảo Nam Yết là “chăm sóc hàng ngày, liên tục, không ngừng nghỉ”.

Nhờ sự che chắn của cây dừa, đu đủ cũng cho ra quả dưới môi trường nắng gió khắc nghiệt của biển cả

Trung tá Nguyễn Văn Khương chia sẻ, trong những dịp lễ, tết, sinh nhật đồng đội hay đồng chí nào mới ốm dậy mới có tiêu chuẩn để thưởng thức những trái dừa mọng nước của đảo. 

Ngoài ra, những dịp quan trọng như ngày Tết Nguyên đán không thế thiếu vắng sự ‘góp mặt” của cây dừa. Phần cùi dừa được những bàn tay khéo léo của các chiến sĩ chế biến thành loại mứt dừa thơm ngon. Bánh chưng trên đảo Nam Yết cũng rất đặc biệt khi được gói bằng lá bàng vuông kết hợp với lá dong và lớp ngoài cùng bao giờ cũng được trang trí bằng lá dừa.

Khó có thể đo đếm có bao nhiêu cây dừa trên đảo Nam Yết, nhưng con số đó ngày càng được nhân lên không chỉ trong phạm vi đảo Nam Yết nói riêng, mà cả quần đảo Trường Sa nói chung. Bởi rất nhiều trái dừa từ đảo Nam Yết được nhân giống để trồng trên đảo cũng như cung cấp giống cho các hòn đảo khác.

Nói khiêm tốn như đại úy Hoàng Cao Cường, sự tác động của cán bộ, chiến sĩ chủ yếu là chăm sóc cây con, nhưng thực tế, rất nhiều mầm dừa từ đảo Nam Yêt đã mang màu xanh phủ hầu khắp các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Một góc đảo Nam Yết phủ đầy bòng cây dừa.

Cùng tham gia doàn công tác số 3 ra đảo Nam Yết, đại tá Nguyễn Bá Hiểu, nguyên trưởng Ban quản lý dự án DK1, người có 3/4 cuộc đời binh nghiệp gắn liền với các công trình biển đảo cũng không giấu được niềm xúc động, tự hào trước công cuộc gìn giữ, phát huy truyền thống của cha anh của cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại Đảo Nam Yết, thuộc quần đảo Trường Sa thân yêu. Cùng với cây bàng vuông, cây dừa cũng đang dần trở thành biểu tượng cho sự kiên trung của cán bộ, chiến sĩ trên hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Không chỉ cán bộ, chiến sĩ trên đảo Nam Yết hoàn thành nhiệm vụ trở lại đất liền, mà ngay cả nhiều du khách đến với đảo Nam Yết, trong thâm tâm đều muốn mang giống dừa này về trồng làm kỷ niệm. Nhưng không ai thực hiện điều đó, bởi họ hiểu rằng, chỉ cần thêm một cây dừa bén rễ ở đảo Nam Yết nói riêng và các đảo khác trong quần đảo Trường Sa nói chung, sẽ góp phần tạo màu xanh và sức sống mãnh liệt cho đảo trước sự khắc nghiệt của biển cả.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //