Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Những lễ hội đặc sắc trong tháng 4 không nên bỏ qua

Phóng viên - 27/03/2019 | 14:58 (GTM + 7)

Tháng 4 diễn ra nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa đặc sắc trên khắp cả nước; giúp hành trình của các bạn thêm hấp dẫn và ý nghĩa.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hoàng thành Thăng Long nơi diễn ra Festival. Ảnh: Báo Du lịch

Festival Văn hóa Truyền thống Việt và Giao lưu văn hóa quốc tế 2019 sẽ được tổ chức trong năm ngày, từ 5 đến ngày 9/4 tại khu di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long, 19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. “Festival Văn hóa truyền thống Việt và Giao lưu văn hóa quốc tế 2019” được tổ chức nhân ngày giỗ Vua Lý Thái Tổ (ngày 3-3 âm lịch hằng năm) - người khai lập nên Khu di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long.

Festival sẽ tái hiện lại nét văn hóa xưa, nhằm kết nối tinh hoa dân tộc Việt và xây dựng tình hữu nghị văn hóa quốc tế. Điểm nhấn của lễ hội là không gian trang trí tái hiện lại cảnh của làng quê Việt Nam thủa trước với cây tre, giếng nước, mái đình, làng nghề, chợ quê… Ngoài ra, Festival còn có phối cảnh hoàng cung, và rất nhiều hoạt động khác để du khách tham quan và thưởng lãm.

Sự kiện văn hóa đáng chú ý sẽ diễn ra trong tháng 4 tới đây là Lễ hội ánh sáng tại Công viên Yên Sở. Hiện Công viên Yên Sở những ngày này đang được trang trí bằng hệ thống đèn led tạo không gian cho một lễ hội ánh sáng đầy màu sắc. “Khu vườn ánh sáng” được mở cửa từ 18h30 đến 23h các ngày trong tuần cho đến hết ngày 15/4.

Khu vườn ánh sáng sử dụng tới hàng triệu bóng đèn led, bóng đèn thắp sáng để tạo khung cảnh 3D huyền ảo cho một vùng không gian rộng lớn từ cổng chào, hình khối, hình con vật cho đến lồng đèn điện treo cây...

Bảo tàng Hà Nội nơi diễn ra Lễ hội hoa ban lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Báo Du lịch

Lễ hội hoa ban với chủ đề “tiếp bước trẻ đến trường” lần đầu tiên được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm) từ ngày 6/4 đến 14-4. Lễ hội nhằm tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thúc đẩy du lịch và quảng bá các sản phẩm văn hóa nghệ thuật truyền thống, đặc sản vùng Tây Bắc.

Chương trình sẽ trưng bày, triển lãm và giới thiệu 300 cây hoa ban chuyển về từ vùng núi Tây Bắc. Ngoài còn có nhiều chương trình văn hóa ẩm thực của vùng núi Tây Bắc và các địa phương.

Tiếp nối thành công của Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Huế 2017, năm nay, Lễ hội khinh khí cầu quốc tế lần thứ III sẽ được tổ chức từ ngày 27-29/4/2019 tại TP. Huế, quy tụ khinh khí cầu đến từ 5 quốc gia, gồm: Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Hà Lan và Việt Nam.

Địa điểm diễn ra sự kiện tại quảng trường Ngọ Môn - Kỳ Đài, đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019. Đặc biệt, vào lúc 19h30 ngày 27/4 sẽ diễn ra đêm ánh sáng khinh khí cầu. Sự kiện nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch mới cho du khách thưởng lãm khi đến với cố đô Huế.

Lễ hội nho và vang Ninh Thuận 2019 diễn ra từ 26/4 đến 2/5, nổi bật với hàng loạt sự kiện diễn ra ở nhiều điểm đến hấp dẫn của Ninh Thuận, như: công viên biển Bình Sơn, tháp Po Klong Garai, làng nghề dệt Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc, cồn cát Mũi Dinh, làng nho Thái An - Phước Thuận - Xuân Hải, vịnh Vỹ Hy, trang trại nho rượu Mỹ Sơn... Tại những địa điểm này, 5 sự kiện chính thuộc khuôn khổ lễ hội sẽ lần lượt giới thiệu đến khách tham quan.

Săn mây ở "nóc nhà xứ Mường" Lũng Vân (Bài cảm nhận của tác giả Thanh Phương đăng trên Báo điện tử Công Lý)

Tháng ba, ở Lũng Vân nắng vẫn chưa da diết nên mây trời cứ lững lờ trôi. Thứ tiết trời sương khói khiến con người nơi này như đủng đỉnh, an nhiên. Những ai đến đây tuyệt nhiên không thể vội, họ sống chậm, chân thật với lòng mình và hòa cùng thiên nhiên.

“Nóc nhà xứ Mường” nằm gọn trong trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông gồm 4 xã: Lũng Vân, Bắc Sơn, Địch Giáo và Ngổ Luông (Hòa Bình). Nằm ở độ cao 1.200 m so với mặt nước biển, Lũng Vân quanh năm phủ mây mù, lại được bao bọc bởi núi Trâu, núi Pó, núi Tiên nên còn được biết đến với tên gọi Thung Mây.

Cung đường đèo quanh co tới Lũng Vân

Nơi đây như tách biệt với thế giới bên ngoài bởi quanh năm mây mù, khí hậu dịu mát. Cộng đồng còn giữ được nhiều nét cổ của dân tộc Mường. Vì nằm ở trên cao nên để lên được nơi này phải đi qua những con đường quanh co, uốn lượn ngập tràn sắc xanh và hoa núi. Mây trời xuống thấp đến độ chỉ cần nhón chân lên là có thể gom vào lòng bàn tay hay bỏ vào túi mang về.

Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 100 km, đường đến Lũng Vân khá đơn giản. Cứ đi thẳng Quốc Lộ 6, qua TP Hòa Bình một đoạn không quá xa thì rẽ trái vào xã Địch Giáo. Từ đây bạn cứ đi theo biển chỉ dẫn ở bên phía trái đường, thú vị nhất là vượt qua cung đường quanh co đồi núi. Hiện tại tuyến Lũng Vân – Pù Luông đã có đường đẹp (hơn 30 km đến kho Mường, trung tâm Pù Luông). Từ Lũng Vân có thể đi Mai Châu qua đèo Thung Khe hoặc đường tỉnh 432A đang nâng cấp, hoàn thiện.

Cung đường đèo quanh co tới Lũng Vân

 

Lũng Vân đẹp nhất vào thời điểm sau Tết nguyên đán, khi đó mây như tụ vào nơi này và xuống rất thấp. Ngay từ chiều tối, mây như hò hẹn tại đây, đến sớm mai bắt đầu tan ra nhường chổ cho mặt trời chiếu xuống. Nếu may mắn đến Lũng Vân vào thời điểm người Mường bắt đầu gieo cấy trên những thửa ruộng bậc thang sẽ thấy được mây trời phản chiếu. Cùng với sự chuyển động của con người tạo nên một bức tranh vô cùng mê hoặc.

Nơi này quả thật lý tưởng cho những ai muốn tránh xa sự ồn áo, xô bồ, cạnh tranh nơi thị thành. Không gian trong lành, khí hậu dịu mát, con người hiền hòa, hiếu khách như những nếp nhà nằm thinh lặng dưới mây. Ở đây chỉ có 400 nóc nhà nhưng cụ ông, cụ bà trên 100 tuổi vẫn minh mẫn, khỏe mạnh rất nhiều.

Dưới mái nhà sàn, bạn sẽ được thưởng thức rau nhà trồng, gà thả vườn, lợn chạy quanh và rượu nhà nấu. Tất cả đều sạch, không có bất kỳ một loại hóa chất độc hại nào. Và quan trọng nhất là được chế biến theo đúng bí quyết của người Mường.

Khi đã ngà ngà say, bên bếp lửa bập bùng các cụ ông, cụ bà sẽ kể cho du khách những câu chuyện từ thời trước truyền lại. Xưa Lũng Vân là nơi có những bản làng đang sinh sống yên bình. Một cơn hồng thuỷ ập đến bất thần trong đêm tối đã cuốn trôi hết tất thảy nhà cửa, bản làng, người dân, trâu bò và nhấn chìm cả rừng núi.

Có đôi vợ chồng nhà nọ bám được một chiếc bè luồng rồi vướng vào cây Bi – một cây cổ thụ khổng lồ, rễ cây ăn xuyên qua chín sông mười núi nên vẫn vững vàng trong cơn hồng thuỷ.

Cơn hồng thuỷ rút cũng là lúc tất cả trở nên hoang sơ. Không còn đường về, họ dựng lều ở ngay dưới gốc cây Bi để ở và sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc thung lũng thành ruộng bậc thang, làm cọn (guồng) để lấy nước, thuần phục thú rừng thành vật nuôi, lập nên mường bản. Nhớ ơn cây cứu mạng, họ lấy tên cây đặt cho tên mường, hình thành nên vùng Mường Bi ngày nay.

Nếp nhà sàn của người Mường Lũng Vân

Mộng “thần tiên” cứ thế kéo đến khiến cho du khách lơ lửng say giấc từ lúc nào. Đến khi mở mắt ra đã thấy nắng nhẹ, những áng mây trắng chờn vờn trên khắp các đỉnh núi, bản làng... Những tia nắng nhạt cố gắng xuyên qua hạt sương còn đọng trên lá làm cho thửa ruộng bậc thang sáng lấp lanh. Không gian lại thật yên tĩnh nên phải cấu nhẹ vào người xem mình đã thức hay chưa.

Thật khó để diễn tả hết được cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vỹ cùng nét văn hóa đặc trưng của con người nơi này. Dưới làn mây bạc giăng kín lối, mỗi người đều yên bình trong những nếp nhà sàn với những hạt lúa, bắp ngô, con ốc đá, rau rừng. Chiều chiều leo núi cô Tiên, tắm suối, bắt mây thật thú vị.

Nghe toàn bộ chương trình tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //